Tủ điện tụ bù là gì? Chắc hẳn đó là một khái niệm khá xa lạ đối với những người không có chuyên môn trong ngành. Qua bài viết hôm nay Cơ điện Hà Nội sẽ đưa ra những thông tin hữu ích nhất.
Trước tiên ta phải biết Tụ bù là gì?
Tụ bù giá rẻ là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Tụ có tác dụng tích và phóng điện trong mạch điện.
Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ bù ở một hiệu điện thế nhất định gọi là điện dung của tụ bù. Nó được xác định bằng thương số giữa điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của nó (C=Q/U).
Trong hệ thống điện, tụ bù được sử dụng với mục đích bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất cosφ (cos phi) nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của lưới điện và tránh bị phạt tiền theo quy định của ngành Điện lực. Do đó lắp tụ bù sẽ giảm được một khoản đáng kể tiền điện hàng tháng (có thể giảm tới vài chục %). Tụ bù là thành phần chính trong Tủ điện bù công suất phản kháng bên cạnh các thiết bị khác để đảm bảo hệ thống bù hoạt động thông minh, ổn định và an toàn như: Bộ điều khiển tụ bù, Aptomat, khởi động từ, cuộn kháng lọc sóng hài, đồng hồ đo tụ bù, Aptomat, Khởi động từ, Cuộn kháng lọc sóng hài, Đồng hồ đo,…
Trong thực tế Tụ bù thường có các cách gọi như: Tụ bù điện, tụ bù công suất, tụ bù công suất phản kháng, tụ bù cos phi,…
Hình ảnh: Tủ điện tụ bù giá rẻ,chất lượng cao do Công ty Cơ điện Hà Nội sản xuất.
Cấu tạo tụ bù:
Thường là loại tụ giấy ngâm dầu đặc biệt. Nó gồm hai bản cực là các lá nhôm dài được cách điện bằng các lớp giấy. Toàn bộ được cố định trong một bình hàn kín, hai đầu bản cực được đưa ra ngoài.
Phân loại tụ bù:
Phân loại theo cấu tạo: Tụ bù khô và Tụ bù dầu.
- Tụ bù khô:
Là loại bình tròn dài. Ưu điểm là nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ dễ lắp đặt, thay thế, chiếm ít không gian trong tủ điện. Giá thành thường thấp hơn tụ dầu. Tụ khô thường được sử dụng cho các hệ thống bù công suất nhỏ, chất lượng điện tương đối tốt. Tụ khô phổ biến trên thị trường Việt Nam có các giải công suất bù 10kVAr, 15kVAr, 20kVAr, 25kVAr, 30kVAr. Một số hãng có loại nhỏ 2.5kVAr, 5kVAr và loại lớn 40kVAr, 50kVAr.
Hình ảnh: Tụ bù khô giá rẻ, chất lượng cao.
- Tụ bù dầu:
Là loại bình chữ nhật (cạnh sườn vuông hoặc tròn). Ưu điểm là độ bền cao hơn. Tụ dầu thường được sử dụng cho tất cả các hệ thống bù. Đặc biệt là các hệ thống bù công suất lớn, chất lượng điện xấu, có sóng hài. Tụ bù dầu phổ biến có các giải công suất bù 10kVAr, 15kVAr, 20kVAr, 25kVAr, 30kVAr, 40kVAr, 50kVAr.
Hình ảnh: Tụ bù dầu giá rẻ, chất lượng cao.
Phân loại theo điện áp: Tụ bù hạ thế 1 pha, Tụ bù hạ thế 3 pha, Tụ bù trung thế
- Tụ bù hạ thế 1 pha: Có các loại điện áp 230V, 250V.
- Tụ bù hạ thế 3 pha: Có các loại 230V, 380V, 400V, 415V, 440V, 525V, 660V, 690V, 720V, 1100V.
Phổ biến nhất là Tụ bù 3 pha 415V và Tụ bù 3 pha 440V. Tụ bù 415V thường được dùng trong các hệ thống điện áp ổn định ở 380V và không bị ảnh hưởng của sóng hài. Tụ bù 440V thường sử dụng trong các trường hợp điện áp cao từ 400V, các hệ thống có sóng hài cần lắp cùng với cuộn kháng lọc sóng hài.
Nguyên lý hoạt động của tủ điện tụ bù:
Công suất phản kháng là công suất không sinh ra công hữu ích trong quá trính biến đổi điện năng thành dạng năng lượng khác hoặc có thể từ năng lượng điện sang chính năng lượng điện, đơn vị là VAR hay KVAR.
Yêu cầu về công suất tác dụng và công suất phản kháng phải đáp ứng đủ thì thiết bị điện mới có thể hoạt động tốt. Tổng hợp của 2 công suất này gọi là công suất biểu kiến đơn vị VA hoặc KVA. Ba loại công suất này có một mối quan hệ mật thiết với nhau:
S2 = P2 + Q2
P = S. cosϕ
Q = S. sinϕ
(S là công suất biểu kiến, P là công suất tác dụng, Q là công suất phản kháng).
Hệ số cos ϕ càng lên cao thì tải sẽ tạo ra càng nhiều công.Khi dùng tụ bù thì nguồn chỉ cấp một phần công suất phản kháng. Phần còn lại sẽ do tụ bù thêm vào, giúp công suất tác dụng sẽ được tăng lên.
Để truyền tải tốt điện năng, dòng điện sẽ làm dây bị nóng lên, tạo ra một lượng sụt áp trên đường dây tải điện. Dòng điện tỉ lệ với công suất biểu kiến nên khi sử dụng tụ bù để bù vào phần công suất phản kháng sẽ có tác dụng làm mát và tăng hệ số công suất (cosϕ).
Tủ điện tụ bù thường gồm nhiều bước tụ, mỗi bước tụ được tắt bật bằng Contactor. Một bộ điều khiển kiểm soát hệ số công suất của mạng điện sẽ thực hiện đóng mở các Contactor. Qua đó làm cho hệ số công suất của cả mạng điện thay đổi.
Ứng dụng tủ điện tụ bù:
Tủ điện bù công suất phản kháng được lắp đặt trong các hệ thống điện sử dụng các tải phụ có tính cảm kháng cao, hay lắp ở phòng kỹ thuật điện hoặc khu vực trạm biến áp cho những công trình lớn như nhà máy, xí nghiệp, các khu văn phòng, khu chung cư đông đúc, bệnh viện…
Ưu điểm của tủ điện tụ bù:
Ưu điểm của tụ bù không những tăng hệ số cos phi để giảm tiền phạt công suất vô công gây ra mà còn cho phép người sử dụng máy biến áp, thiết bị đóng cắt và cáp nhỏ hơn… đồng thời làm nhẹ tải cho máy biến áp, giảm tổn thất điện năng và sụt áp trong mạng điện.
Bên cạnh đó, hệ số công suất (hệ số cos phi) cao cho phép tối ưu hóa các phần tử cung cấp điện. Khi ấy các thiết bị điện không cần định mức dư thừa. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất, cần đặt tụ cạnh từng phần tử của thiết bị tiêu thụ công suất phản kháng.
Cách lắp đặt tủ điện tụ bù giúp tiết kiệm điện năng:
Ứng dụng của việc lắp tủ điện tụ bù trong sản xuất có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhưng cũng cần lưu ý cách lắp đặt đối với từng quy mô sản xuất cũng khác nhau:
Cách lắp đặt ở cơ sở sản xuất nhỏ :
- Đặc điểm cơ sở sản xuất nhỏ: Thường có công suất tiêu thụ điện không nhiều, các thiết bị tạo ra sóng hài bé nên không cần thiết bị lọc sóng hài, công suất phản kháng thấp. Nên các đơn vị có thể xem xét việc có cần thiết phải lắp tụ điện tụ bù hay không tùy vào khả năng kinh tế.
- Phương pháp lắp đặt giúp tiết kiệm điện năng: Nếu cơ sở muốn bù công suất phản kháng để tiết kiệm chi phí điện chỉ cần sử dụng biện pháp bù tĩnh. Tủ điện tụ bù để lắp đặt có cấu tạo khá đơn giản, gọn, nhẹ gồm có: Vỏ tủ (500x350x200mm), 1 Aptomat để tắt bật,1 tụ bù công suất bé 2.5, 5, 10kVAr.
Cách lắp đặt ở cơ sở sản xuất vừa:
- Đặc điểm cơ sở sản xuất vừa: Công suất tiêu thụ điện năng ở mức trung bình, các thiết bị tạo ra sóng hài bé nên không cần thiết bị lọc sóng hài, công suất phản kháng cũng ở mức vừa phải.
- Phương pháp lắp đặt giúp tiết kiệm điện năng: Để không bị phạt tiền công suất phản kháng cần lắp tủ điện tụ bù nhiều cấp. Gồm tụ bù thủ công (đóng ngắt bằng tay) và tụ bù tự động (có bộ điều khiển tự động).
- Thiết bị tủ bù tự động chuẩn bao gồm: Vỏ tủ cao 1m – 1.2m, bộ điều khiển tự động, Aptomat tổng, Aptomat từng cấp tụ bù, Contactor đóng ngắt được nối với bộ điều khiển, tụ bù, một số thiết bị hỗ trợ khác (đồng hồ đo Volt, Ampe, đèn báo pha,…), tủ tụ bù tiết kiệm điện.
Cách lắp đặt ở cơ sở sản xuất lớn:
- Đặc điểm: Công suất tiêu thụ điện năng của các thiết bị lớn, thường phải có trạm biến áp được lắp đặt riêng đảm bảo ổn định và để bảo vệ tủ điện tụ bù thì đều cần có bộ phận lọc sóng hài.
- Phương pháp lắp đặt giúp tiết kiệm điện năng: Lắp đặt tụ bù tự động nhiều tụ công suất lớn. Đồng thời lắt thêm bộ phận lọc sóng hài để tránh tình trạng nổ tụ bù.
Công thức để tính dung lượng tụ bù chuẩn xác:
Khi các bạn muốn lựa chọn tụ bù thì ta cần xác định rõ công suất P và hệ số công suất Cosφ (cos phi) của tải:
Công suất của tải là P.
Hệ số công suất của tải là Cosφ1 → φ1 → tgφ1 (trước khi bù, cosφ1 nhỏ còn tgφ1 lớn).
Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 → φ2 → tgφ2 .
Công suất phản kháng cần bù là Qb = P*(tgφ1 – tgφ2).
Ví dụ:
Công suất tải là P = 100 (kW).
Hệ số công suất trước khi bù là cosφ1 = 0.75 → tgφ1 = 0.88.
Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 = 0.95 → tgφ2 = 0.33.
Suy ra, công suất phản kháng cần bù là Qb = P*(tgφ1 – tgφ2).
Qb = 100*(0.88 – 0.33) = 55 (kVAr).
Hướng dẫn cách kiểm tra dung lượng tụ bù:
Để kiểm tra dung lượng của tụ bù bạn có thể dùng hai phương pháp: đồng hồ vạn năng KYORITSU ( FLUKE) hoặc ampe kềm để đo.
- Đối với thiết bị đồng hồ vạn năng: Thao tác là tắt bật 2 pha, đo pha còn lại. Giá trị thu được chia đôi thì được dung lượng 1 pha ghi trên nhãn. Tiến hành đo các cặp cực còn lại để được dung lượng 3 pha.
- Đối với thiết bị ampe kềm: Tiến hành kiểm tra bằng cách đo dòng điện lúc tụ đang vận hành. Nó là cách đo gián tiếp mang lại kết quả khá chính xác và thao tác đơn giản. Thông qua dòng điện đang sử dụng so sánh với dòng điện chuẩn để xác định rõ chất lượng tụ.
Hướng dẫn cách lựa chọn tụ bù:
Để có thể lựa chọn tụ bù phù hợp, đem lại hiệu quả tối ưu và tiết kiệm chi phí. Các bạn cần xác định rõ: Loại điện áp nào là hợp lý, sử dụng loại tụ khô hay tụ dầu sẽ thích hợp nhất và hãng sản xuất tụ bù tốt, giá cả cạnh tranh…
Địa chỉ mua tủ điện tụ bù giá rẻ , chất lượng cao ở đâu tốt tại Hà Nội ?
Công ty Cơ Điện Hà Nội là nhà sản xuất tủ điện uy tín và chất lượng nhất hiện nay. Sản phẩm tủ điện thương hiệu SeArack được khách hàng đánh giá rất cao bởi chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và giá cả phải chăng.
Toàn bộ sản phẩm của công ty đều được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, máy móc tối tân. Đội ngũ nhân công tại SeArack là những kỹ sư, công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm. Chính những điều trên đã giúp công ty đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng tốt nhất.
SeArack cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng tốt với giá thành rẻ nhất thị trường. Lựa chọn tủ điện thương hiệu SeArack chính là sự lựa chọn an toàn và thông minh cho công trình của bạn.
Để biết thêm thông tin về sản phẩm tủ điện công nghiệp hoặc đặt mua sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần xây lắp thiết bị Cơ Điện Hà Nội
- Tên thương hiệu: SeArack
- Trụ sở: 354 Đường Bưởi, Phường Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội.
- Nhà máy: Km16 Đại Lộ Thăng Long, Yên Sơn, Quốc Oai, TP Hà Nội.
- Hotline: 0982626028
- Wedsite: www.codienhanoi.vn hoặc www.searack.vn
- Email: codienhanoi@gmail.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/Congtycodienhanoi
Phòng kinh doanh tại Hà Nội:
Công ty Cổ Phần Xây Lắp Thiết bị Cơ Điện Hà Nội rất hân hạnh được phục vụ Quý khách !
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.